1.Họ nhà thờ xưa.
Phong cách sinh hoạt họ nhà thờ xưa, nhiều ít được xuất hiện trong khung cảnh nếp sống văn minh Việt Nam, cụ thể là văn minh làng xã Việt Nam xưa. Từ ngữ họ nhà thờ mà chúng tôi dùng ở đây không hoàn toàn theo nghĩa từ ngữ paraecia trong Giáo luật 1917, điều 216 và Giáo luật 1983, điều 515, 518. Bởi vì chúng tôi chỉ muốn nhắc tới sinh hoạt tôn giáo ở Báo Đáp xưa, quy tụ theo địa dư, mặc dầu có cha xứ hay không. Chúng tôi không dùng từ ngữ xứ, xứ đạo, giáo xứ, mà dùng từ ngữ Họ: Họ Nhà Thờ. Vì cụm từ này thời xưa xem ra phổ biến hơn; còn các từ như xứ, giáo xứ là những từ mới được dùng mấy chục năm gần
đây, ngoài ra danh từ bổn đạo được sử dụng thay cho các danh từ mới như giáo hữu, giáo dân, Kitô hữu, để thích hợp với thời gian lịch sử hơn.
2.Việc hình thành họ Nhà Thờ.
Từ ngữ Xứ, đầu tiên có nghĩa như một tỉnh ngày nay như: Hải Dương xứ, Sơn Nam xứ… Khi công cuộc truyền giáo mới bắt đầu, số linh mục ít ỏi, nên mỗi linh mục coi sóc một xứ lớn như thế. Trong bức thư của thầy giảng Bento Thiện gửi cho linh mục Marini năm 1659 viết: “Các bổn đạo Xứ Đàng Ngoài thì luôn nhớ Thầy lắm, một ước ao cho Thầy lại đến nuớc này một lần nữa..”. Khi có các linh mục Việt Nam, thì các vị cũng được bổ nhiệm coi các xứ lớn, như vào năm 1673 có: Cha Chiêu ở tại Kẻ Chợ coi sóc Kinh Bắc xứ (tỉnh Bắc Ninh ngày nay) và Sơn Tây xứ. Cha Tri ở tại Kiên Lao coi sóc xứ Sơn Nam Hạ (bao gồm các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình ngày nay ). Sau này các linh mục đông hơn, nên các ngài ở hẳn từng xứ nhỏ được hiểu theo Xứ ngày nay, và trong Xứ có nhiều Họ hay họ lẻ thuộc xứ đó.
3.Những yếu tố để trở thành Họ Nhà Thờ.
Bổn đạo: Yếu tố quan trọng là phải có bổn đạo cư ngụ gần nhau dù chỉ tới năm mười người. Những người này hoặc là mới tòng giáo, hoặc là bổn đạo cũ đến sinh sống ở một nơi nào đó. Sinh hoạt Tôn giáo của họ lúc ấy mới chỉ có tính cách gia đình hoặc liên gia.
Nhà Thờ: Khi bổn đạo đã có điều kiện vật chất và đã có sự quen biết nhau nhiều, thì họ đi vận động cất một Nhà Thờ đơn sơ, để làm nơi đọc kinh chung và nếu thuận tiện thì có linh mục đến dâng Thánh lễ trong các dịp lễ trọng
4. Ban chức việc trong họ.
Chức việc trong họ ở Báo Đáp được chính thức thành lập từ thế kỷ thứ XVI Nhưng chỉ để giúp bổn đạo một cách thuần tuý.
Chú thích: (1). Danh từ cao quý dùng để gọi các nữ tu ở Miền Bắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX
Bởi thời xưa quá ít linh mục, hơn nữa số thầy giảng, kẻ giảng chẳng thấm tháp vào đâu. Do đó Công nghị Hải Phố (Hội An) năm 1672, dưới quyền chủ toạ của Đức Giám mục Lambert, quy tụ 10 linh mục (trong đó có 2 linh mục Việt Nam, 6 linh mục hội thừa sai Pari) và 80 thầy giảng, kẻ giảng đã quy định ở điều 4 là: “Nơi nào mà không có thầy cả hoặc thầy giảng, kẻ giảng thì phải chọn một người khôn ngoan, đức hạnh để viếng thăm kẻ liệt nào, rửa tội cho trẻ con hoặc những kẻ rình sinh thì, và phải gửi tên người đó cho Giám mục hoặc bề trên”…Thời gian này và trước đó đã thấy dùng danh từ Ontrũ : (Ông Trùm), để gọi một bổn đạo giữ chức vụ trên.
Nhưng dần dần trong Họ có cha xứ, thầy giảng, thì ban chức việc đông người hơn.(1)
5. Thành phần Ban Chức Việc đầu thế kỷ XIX.
Vào đầu thế kỷ XIX, Ban Chức Việc ở Họ Báo Đáp có số chức danh sau đây:
Ông trùm Cả: Đứng đầu Ban Chức Việc một họ chính. Điều hành các việc chung trong Họ. Chức danh này chỉ có ở họ nhà xứ.
Ông trùm nhì: cùng cộng tác với ông trùm cả và thay ông trùm cả điều hành việc chung khi ông trùm cả đi vắng.
Ông câu: Là người lo về sổ sách tài chính trong Họ.
Ông biện: Có trách nhiệm lo về hành chính trong ban Chức việc và lo gữi sổ sách giấy tờ trong Họ.
Ông Giáp: Là người đứng đầu và điều hành các công việc trong giáp và các phần thụ mà Họ phân công.
Ông bà trương: Phụ trách việc dậy giáo lý, kinh văn và phu trách các em giúp lễ, học trò (đọc kinh, ngắm lễ, dâng hoa)về sau thêm các đoàn hội như: Hội hát, thanh niên...Chức danh này sau được đổi thành Quản giáo.
Ngay từ thế kỷ XVII đã thấy chức ông Trùm là người có uy tín, giàu sang trong một phủ huyện.
Hoạt động của ban Chức Việc trong Họ.
Ban Chức việc xưa không chỉ là “cánh tay phải” của cha xứ lo về sinh hoạt bên lề tôn giáo, nhng còn trực tiếp lo về phần đạo, như dậy giáo lý, khuyên bảo những ngời “khô khan, nguội lạnh” ăn năn hối cải, tìm cách truyền bá Phúc Âm cho những ngời ngoại đạo chưa biết đàng vào đạo Thánh. Hơn nữa, trong những thơi kỳ cấm cách khó khăn, họ còn làm cả Bí tích Rửa tội hay chứng hôn. Thời kỳ này thì các vị đó trở thành một thứ “cha Phó”.
Ông trùm Cả là người có trách nhiệm đầu tiên trong việc triệu tập bổn đạo đến Nhà Thờ, ông còn chủ toạ các buổi đọc kinh, ông cũng có thể uỷ nhiệm cho các ông Câu, ông Biện thay phiên nhau phụ trách. Ông còn phải trình báo với cha xứ hoặc bề trên địa phận về các sinh hoạt trong Họ
Chú thích:(1). Viết theo “Tản mạn Lịch sử GHCG VN”. Đỗ Quang Chính. S.J. Tp HCM. 1005
Ban Chức việc không chỉ lo các việc tôn giáo thuần tuý, mà còn phải lo tới các việc bên lề tôn giáo như: tổ chức lễ lạy, tu bổ xây cất Nhà Thờ, nhà xứ và chăm sóc ruộng vườn của Nhà Thờ. Cả đến những nố tranh tụng giữa bổn đạo với nhau cũng tìm mọi cách giải hoà, giống như hội đồng Kỳ Mục làng xã.
Tất cả những việc trên đều phải trình lên cha xứ để ngài khu xử và phải tuân theo quyết định tối hậu mà cha xứ đã phê duyệt.
Chức danh Ban Chức Việc về cơ bản vẫn duy trì cho đến ngày nay, nhưng đã thay đổi tên gọi cho phù hợp.
7.Từ Ban Chức Việc ...Đến Ban Chấp Hành...Và Hội đồng Giáo xứ.
Cùng với sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo trên đất Việt, trong cơ cấu tổ chức giáo xứ, vai trò của Hội đồng giáo xứ có sự gắn bó mật thiết với sự hưng thịnh của xứ đạo.
Tuy với nhiều danh xưng khác nhau như: Ban Chức Việc, Ban Chấp Hành, Ban Hành Giáo, Hội Đồng Giáo Xứ. Nhưng tất cả chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là cộng tác với cha xứ để xây dựng và mở mang giáo xứ về mọi mặt.
Thời gian phục vụ đứng mũi chịu sào, đã gặp biết bao trở ngại về mọi mặt, ngay ở thời thanh bình cũng gặp nhiều chuyện phức tạp, huống chi thời phong ba cấm cách lại càng vất vả và đòi hỏi phải tính toán cân nhắc thật kỹ: Từ việc xây cất Nhà Thờ, nhà xứ, sửa sang đường kiệu, đảo ngói, lát sân, xây tường, dựng nhà quán cư, tát hồ, nuôi cá, mua bán sắm sửa, đóng ghế đóng bàn, chăm lo ruộng đồng ao vờn cây cối. Rồi tổ chức lễ lạy, kinh hạt, nguyện ngắm rước sách... Cả đến ma chay tống táng cưới xin khao vọng, rồi tranh chấp kiện tụng…Tất cả mọi chuyện từ lớn chí bé, trong xứ ngoài họ, ở xóm đều phải góp mặt. Thật vất vả, trăm công ngàn việc.Những thời đã qua và cho đến nay cũng như sau này, tất cả như dòng suối chảy liên tục. Hội Đồng Giáo Xứ luôn hiện hữu trong mọi cảnh huống. Thừa sao kỳ phân sáp làng Báo Đáp đời vua Tự Đức cấm đạo” chép:
“100.Cụ Phú đi kẻ liệt ở Nam Hà, về gần đầu làng thì bị bắt, Hàng xứ cử người đem tiền chuộc cụ về, cụ cho một con trâu giết ăn mừng rồi cụ đi xứ”.
Xem thế đủ biết tổ chức hàng xứ ở Báo Đáp đã có từ lâu. Từ thượng cổ đến nay, tổ chức của giáo xứ Báo đáp gồm:
a. Ban chấp hành xứ :
Thời xưa Ban Chấp hành xứ thường gọi là Hàng phủ, Hàng xứ, gồm những vị kỳ mục và những người giáo dân có đạo đức tốt, không can cữu gì . Các vị này có trách nhiệm điều hành mọi việc trong xứ. Thành phần như sau:
- Ông chánh trương xứ (dân thường gọi tắt là ông chánh). Chánh trương là người đứng đầu Ban Chấp Hành. Thi hành những nhiệm vụ thường ngày trong xứ. Chủ toạ các phiên họp Hội đồng hàng phủ và thay mặt hàng phủ để giao tiếp với các xứ khác.
- Ông phó trương xứ (dân quen gọi là ông phó). Phó trương là người phụ giúp chánh trương trong mọi công việc. Khi chánh trương vắng mặt hoặc khuyết tịch, phó trương đảm nhận chức vụ của chánh trương để thi hành những công việc trong xứ.
- Ông thư ký xứ (dân làng quen gọi là ông thơ). Là người lưu giữ hồ sơ, sổ sách và biên bản của các phiên họp định kỳ hay bất thường của Hội đồng hàng phủ. Trình bày các hoạt động của hàng phủ trong các phiên họp.
- Ông thủ quỹ xứ là người lo quản thủ chính, mọi khoản chi tiêu trong xứ.
b. Ban chấp hành các họ :
Ban Chấp Hành các họ (ở Báo Đáp quen gọi là Ban làng) do hàng phủ tuyển chọn hoặc do kỳ mục trong họ bầu lên, được đệ trình cha xứ phê chuẩn. Ban Chấp Hành mỗi họ có các chức danh sau:
- Ông trùm chánh, thường gọi là trùm cả. Là người đứng đầu họ điều khiển các việc chung trong họ, chủ toạ các buổi họp họ, thay mặt họ để giao dịch với hàng xứ và các họ lẻ khác trong xứ.
- Ông trùm phó. Là người phụ giúp trùm chánh và thay thế khi ông này vắng mặt. Trong trường hợp trùm chánh khuất tịch, trùm phó sẽ thay thế để đảm trách các việc trong họ.
- Ông thủ quỹ. Cũng đảm trách các công việc như ông quỹ xứ, nhưng chỉ trong họ mình mà thôi.
- Ông thư ký. Cũng đảm trách các công việc như ông thư ký xứ, nhưng chỉ trong họ mình mà thôi.
Ở Báo Đáp, dưới Ban Làng còn có các giáp gồm các chức danh sau:
- Ông trưởng giáp. Là người đứng đầu mỗi giáp lo cắt đặt phân công các phần thụ mà hàng phủ và làng giao phó. Đảm trách công việc ma chay tống táng trong giáp.
- Ông thư ký. Là người cộng tác với ông trưởng giáp.
- Ông bà trương gồm:
+ Trương đồng nam và trương đồng nữ. Hai người này hướng dẫn các thanh thiếu niên nam nữ, dậy kinh văn, kinh bổn cho các em sáu bẩy tuổi chuẩn bị xưng tội rước lễ lầ đầu, hướng dẫn, coi sóc khi các em đến nhà thờ đọc kinh xem lễ, chuẩn bị cho các em chịu phép Thêm sức. Đến năm 1936, đời Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, thành lập Nghĩa Binh Thánh Thể. Chức danh này được đổi thành ông bà quản.
+ Trương Hội khấn: Là người quy tụ các em thiếu niên nam nữ đến nhà thờ vào mỗi buổi chiều làm giờ khấn chung theo quy chế trong họ đã đề ra. Ngoài ra, bất cứ người nào trong họ gặp tai bay vạ gió, hoặc trắc trở, có thể liên lạc trực tiếp với bà trương Hội khấn để nhờ cầu xin như ý mình muốn. Về sau Hội khấn là thành phần của Hội Nghĩa binh Thánh Thể. Chức danh này cũng được gọi là quản giáo.
+ Trương Học trò: Là một người đàn bà, đứng đầu một số thiếu nữ, có tiếng tốt về đạo đức và thanh sắc. Các thiếu nữ này đảm trách việc xướng và đọc kinh trong nhà thờ và các cuộc rước kiệu, ngắm lễ khi linh mục cử hành Thánh lễ. Sau Công Đồng Vaticano II, Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Việt. Việc xướng và đọc kinh trong nhà thờ và các cuộc rước do các ông bà quản giáo đẩm trách.
+ Trương Bát âm (Bắc nhạc): Vị này là đàn ông đứng đầu hội bát âm. Mỗi khi hàng xứ hay giáp họ tổ chức rước kiệu, hội bát âm thường đi trước kiệu để hoà âm trong buổi rước. Chức danh này sau đổi thành trưởng ban.
+ Trương Phường Trống (Nam nhạc): Là người đứng đầu Hội Trống. Chức danh này sau đổi thành trưởng ban.
+ Trương Phường Kèn (Tây nhạc) Chức danh này sau đổi thành trưởng ban.
+ Trương Hội hát (Ca đoàn)
+ Thủ chỉ : Là hai người chấp hiệu đi trước kiệu mỗi khi hàng phủ hoặc giáp họ tổ chức rước kiệu. Mỗi giáp họ dều có một cỗ kiệu, thường là kiệu Bát cống. Đòn khiêng đầu rồng đuôi phượng sơn son thiếp vàng với bốn đôi đòn gậy. Mỗi đôi hai người khiêng thành 8 người. Những người này gọi là chân kiệu. Kiệu bành thì chân kiệu ít hơn.
+ Câu đang (mõ) nhà thờ: Thường ở gần nhà thờ làm các việc như mở đong cửa nhà thờ, giật chuông, đánh trống báo hiệu, dọn dẹp trong khuôn viên nhà thờ. Ngoài ra, khi hàng phủ hoặc giáp họ tổ chức họp, thì đảm trách việc mời mọc. Khi trong cha xứ hoặc giáo xứ có điều gì cần thông báo rộng rài cho toàn dân, thì dùng mõ để thông báo những tin cần thiết trong họ hay trong xứ
Năm 1936, cha Vinh sơn Đoàn Tất Hội thành lập Hội Mình Thánh với các chức danh:
- Ông chánh Hội.
- 2 ông phó Hội.
- Ông thư ký.
- Ông thủ quỹ.
Các vị này cũng là thành viên Ban Chấp Hành.
Đến năm 1988, dịp đại tu Nhà Thờ, cha Vinh sơn Bùi Công Tam bầu Ban thường trực và bổ sung các ông bà trưởng phó các đoàn hội vào thành viên Ban Chấp Hành.
Cho dù được gọi với nhiều danh xưng như: Ban Chấp hành, Ban Hành giáo hay Hội đồng Giáo xứ thì về cơ cấu tổ chức xưa cũng như nay đều giống nhau. Tham gia và đóng góp tích cực vào công việc chung của giáo xứ còn phải ghi nhận công sức của các tập thể sau:
8.Các hội đoàn trong giáo xứ:
stt |
Các hội đoàn
| stt |
Các ca đoàn và hội nhạc
|
1 |
Huynh đoàn Giáo dân Đa minh (dòng ba)
|
11 |
Ca đoàn Thánh Tâm xứ. (Hội hát)
|
2 |
Hội nghĩa binh Thánh Thể.
|
12 |
Ca đoàn HĐGD Đa Minh
|
3 |
Hội Mình Thánh.
|
13 |
Ca đoàn Hiền Mẫu
|
4 |
Lễ sinh (Giúp lễ)
|
14 |
Ca đoàn Thiếu nhi Thánh Thể.
|
5 |
Hội các bà mẹ Công giáo (giới Hiền mẫu)
|
15 |
Ca đoàn giới trẻ.
|
6 |
Hội con Đức Mẹ.
|
16 |
Ca ®oµn Gia trëng
|
7 |
Hội gia trưởng.
|
17 |
Hội Nam nhạc (Phường Trống).
|
8 |
Giáo lý viên
|
18 |
Hội Bắc nhạc (Phường Bát âm)
|
9 |
Hội Sinh viên Công giáo
|
19 |
Hội Tây nhạc (Phường Kèn).
|
10 |
Giới trẻ.
|
20 |
Hội Trắc (Phường Trắc).
|
Tác giả: Ban Truyền Thông
Những tin mới hơn